Đêm mưa chăm con ở viện, cô giáo Quỳnh (Phú
Xuyên, Hà Nội) trào nước mắt trên những trang giấy. Chị viết đơn cầu cứu
cho chồng, con đang mắc bệnh hiểm nghèo và những món nợ không thể trả.
“Hôm nay tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), nơi đứa con bé bỏng, tội
nghiệp của tôi đang hàng ngày phải điều trị căn bệnh hiểm nghèo. Phần vì
thương con, phần vì xót xa cho số phận của mình nên tôi vô cùng nghẹn
ngào và tủi hổ viết lá thư này để bày tỏ đôi điều về gia cảnh của mình
và từ trong sâu thẳm tâm tình xin được cầu cứu"... chị Quỳnh viết trong
lá thư được một người hảo tâm hứa chuyển giúp cho báo chí.
Căn nhà cấp 4 của chị Phạm Thị Như Quỳnh (35 tuổi, ở thôn Lưu Đông, xã
Phú Túc, Phú Xuyên) trông như cái nhà hoang, cũ kỹ, nhỏ hẹp. Cơn mưa
cuối buổi sáng đột ngột đổ ào đúng lúc anh Sóng, chồng chị Quỳnh, đỗ
chiếc xe máy trước cửa nhà, trên vai đeo nào cào, lưới, cái xảo nhỏ.
"Hôm nay, nước to không cào được", anh Sóng buồn bã nói. Để đi cào ốc,
anh phải dậy sớm, đi dọc sông Đáy khu vực Mỹ Đức, Tế Tiêu hơn 20 km
nhưng nhiều khi phải về tay không.
Ba hôm nữa là tới ngày anh nhập viện điều trị căn bệnh ung thư trung
thất (một bướu ác tính của tim, trung thất và vùng phổi), 10 ngày sau
con trai út cũng đến đợt điều trị bệnh tan máu bẩm sinh...
Cân bàn 100 kg
| Can bàn 100 kg
| Cân bàn 150 kg
| Can bàn 150 kg
| Cân bàn 200 kg
| Can bàn 200 kg
| Cân bàn 300 kg
| Can ban 300 kg
Thân mang bệnh hiểm nghèo nhưng hàng ngày anh Sóng vẫn đi cào ốc. Anh khoe có ngày cào được dăm ba chục cân, bán 2-3 nghìn/kg, nhưng có những ngày phải về không. Ảnh: Phan Dương. |
Anh Sóng lấy chị Quỳnh năm 21 tuổi, bố mẹ 2 bên đều nghèo. Nhưng ngày
đó anh có sức khỏe, vợ tuy bị chàm luôn luôn ửng đỏ nửa bên lưng và tay
trái, di chứng chất độc da cam, song vẫn đi làm được. Ngày ngày chị
Quỳnh đi làm may, còn anh chăn nuôi lợn, gà. Cuộc sống trôi qua êm ả.
Cuối năm 2009, anh Sóng đi làm thợ xây ở Sơn Tây. Hàng đêm anh phải
chịu những cơn ho khan kéo dài. Được một thời gian, những hạch lớn, nhỏ
nổi khắp cổ, sức khỏe anh đuối hẳn. Lúc nhập viện, bác sĩ thông báo anh
có một khối u ác tính chừng 6 cm nằm giữa các cơ quan tim, phổi, gan,
mật... và không thể cắt bỏ, chỉ có thể xạ trị, truyền hóa chất kéo dài
sự sống.
"Đáng lý tôi nên chết đi để không khổ vợ hại con. Nhưng rồi cùng năm đó
con tôi mới 3 tuổi cũng phát bệnh tan máu bẩm sinh. Tôi đi, mình vợ sao
sống nổi", giọng anh Sóng lạc đi.
Ngay từ khi sinh ra, bé Nguyễn Đức Đăng, con trai thứ 2 của anh Sóng,
đã có những vết bầm khắp người. Bác sĩ cho biết cháu bị mắc Hemophilia
(còn gọi là bệnh máu khó đông hay bệnh ưa chảy máu do gene di truyền).
Ngày đó phần vì không rõ về căn bệnh, phần vì nhà nghèo nên anh chị
không đưa con đi chữa trị.
"Một đêm khi tôi vừa hết đợt xạ trị về, thằng bé đánh thức tôi dậy bảo
cho đi vệ sinh. Vợ chồng tôi hoảng sợ khi cháu đi ra toàn máu tươi. Cho
đi Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu ngay trong đêm, nằm 2 ngày ở đó, mắt cháu
lờ đờ như sắp chết. Con tôi được chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương và
may mắn qua được cơn hiểm nghèo", người cha nghẹn giọng kể.
Kể từ đó, bố con anh Sóng "đồng hành" đi điều trị. Với căn bệnh ung
thư, một năm đầu tiên anh phải xạ trị. Những năm sau cứ 10 ngày, nửa
tháng anh phải lên Bệnh viện Ung bướu (Thanh Nhàn) kiểm tra, truyền hóa
chất. Còn bé Đức Đăng tháng một lần phải lên Bệnh viện Xanh Pôn truyền
huyết tương.
Cân sàn 1 tấn
| Can san
1 tan | Cân sàn 2 tấn
| Can san
2 tan | Cân sàn 3 tấn
| Can san
3 tan | Cân sàn 5 tấn
| Can san
5 tan
Gia đình anh Sóng phải giữ gìn con rất cẩn thận. Đưa con đi lớp anh chị
phải dặn thầy cô không cho bé chơi với các bạn. Khi thấy bé bị chảy máu
cần gọi điện ngay cho gia đình để sơ cứu. Lúc về nhà bé Đăng chủ yếu
ngồi trên giường, có thể chơi với các bạn nhưng không được đùa nghịch.
Bé hoàn toàn phải tránh xa các va chạm, dao, kiếm, đồ nhọn sắc. Ngay cả
khi tắm cho con, anh chị cũng phải rất nhẹ nhàng.
"Hôm rồi không biết nó bị va vào đâu, đầu gối sưng to, thâm đen, phải ở
viện mất cả tháng", bà Hòa, một người hàng xóm cho biết.
Dù bệnh tật, bé Nguyễn Đức Đăng (6 tuổi) vẫn đến lớp học. Không ít lần chưa đến ngày đi truyền máu nhưng cơ thể em đã tím tái, chảy máu cam, ngất xỉu ở lớp học. Ảnh: Phan Dương. |
Trong một năm, chồng và con cùng đổ bệnh hiểm nghèo, chị Quỳnh như ngã
xuống vực, không thể tin vào thực tại phũ phàng. Nhờ một nhà hảo tâm,
chị được cho đi học trung cấp mầm non, sau về dạy ở trường nhà. Hiện mỗi
tháng chị được trả hơn 2 triệu đồng. Hàng đêm, chị và con gái đang học
lớp 6 tranh thủ làm thêm mây tre đan. Mỗi sản phẩm được 2 nghìn đồng, cả
đêm hai mẹ con làm được 7-10 sản phẩm.
"Vào những đợt chồng, con đi điều trị, tôi cũng muốn lên thành phố chăm
nhưng sao đi được. Một tháng tôi chỉ tranh thủ nghỉ vài buổi thôi, chủ
yếu là bố con anh ấy đưa nhau đi. Lúc ở nhà, tôi ăn rau, ăn đậu thì bố
con anh ấy cũng ăn thế, không có gì khác biệt. Thương lắm nhưng lực bất
tòng tâm", chị Quỳnh chua chát nói.
Vào những đợt điều trị của bố trùng với con, anh Sóng toàn phải tranh
thủ. Hai bố con dậy từ 4h30 sáng, ăn cơm, mượn xe máy vào Hà Nội. 6h
sáng, anh Sóng đã có mặt ở Bệnh viện Ung bướu lấy máu xét nghiệm. Sau
đó, anh đi làm thủ tục nhập viện cho con. "Trước đó, chồng tôi nhờ bác
sĩ có kết quả thì báo lại. Nếu máu ổn định sẽ không phải điều trị, nếu
máu xấu sẽ nhập viện", chị Quỳnh giải thích.
Vấn đề nan giải nhất với gia đình hiện giờ là tiền viện phí hàng tháng.
Ruộng được bố mẹ cho đã phải bán, tiền chị Quỳnh dành dụm trước đó cũng
dồn hết vào đợt điều trị cho chồng năm 2010. Vài năm nay tháng nào chị
cũng phải vay mượn. Trước còn vay được hàng xóm nhưng giờ ai cũng biết
nhà chị không có khả năng trả, không muốn cho vay. Số tiền anh chị Quỳnh
gom được hầu hết từ đồng nghiệp.
"Mỗi chị em tôi vay một ít. Hôm nào bức bách quá thì lấy tiền ăn của
các cháu đập vào, ngày mai mượn của ai đó bù lại. Nói ra thì xấu hổ
nhưng đúng là cứ lấy chỗ này bù chỗ kia, vay người này, trả người kia",
cô giáo Quỳnh bộc bạch.
Tranh thủ những lúc khỏe, anh Sóng giúp vợ kiếm thêm. Từ khi đổ bệnh
anh có cái "nghề" cào ốc, đánh cá, tôm hay bắt châu chấu. "Điều trị vào
thì bệnh giảm đi, sức khỏe có một tí. Mình dựa vào đó kiếm tiền, chứ hai
bố con tháng nào cũng vào viện, vợ lo sao nổi", anh Sóng chia sẻ thêm.
Ông Bùi Hồng Luyến, Chủ tịch xã Phú Túc cho biết, gia đình anh Sóng,
chị Quỳnh thuộc diện khó khăn nhất xã. Anh Sóng bị ung thư, con nhỏ bị
tan máu. Chính quyền có quan tâm nhưng cũng không thể giúp đỡ được
nhiều. Đến nay gia đình họ vẫn đang ở trên một cái bếp cũ bố chồng cho,
diện tích chỉ 12 m2.
Được chính quyền hỗ trợ vài triệu đồng trát xi măng lại nhưng căn nhà
12 m2 vẫn tồi tàn, lạnh lẽo như nhà bỏ hoang. Diện tích đã nhỏ, nhà tắm,
nhà vệ sinh, bể nước lại chiếm hơn 2 m2, nên nhiều năm nay cô con gái
lớn phải sang bà ngoại ngủ. Bên trong căn nhà trống hoác này là một
người chồng bị ung thư sống ngày nào hay ngày ấy, một cậu bé 6 tuổi sống
được nhờ vào truyền máu, một người vợ bị ảnh hưởng chất độc màu da
cam...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét